Lớp Liên thông Y học cổ truyền khóa 2013-2017 - Đại học Y dược Tp.HCM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Câu hỏi ôn Thực tập Tai mũi họng - Nhóm 2

Go down

Câu hỏi ôn Thực tập Tai mũi họng - Nhóm 2 Empty Câu hỏi ôn Thực tập Tai mũi họng - Nhóm 2

Bài gửi by Thư Trang 23/12/2015, 20:59

Câu hỏi ôn Thực tập TMH:
1. Nguyên nhân chảy máu mũi
2. Hệ thống mạch máu cung cấp cho mũi
3. Các phương pháp cầm máu mũi
4. Phân độ lâm sàng chảy máu mũi
5. Nguyên nhân nghe kém ở trẻ nhỏ
6. Phương pháp phát hiện sớm nghe kém ở trẻ nhỏ

Bài soạn: soạn theo sách "bài giảng lâm sàng TMH" và lời giảng của Cô
Văn lủng củng nhưng đại khái ý chính là vậy, mọi người thêm mắm dặm muối vào cho hoàn chỉnh rùi đi thi nhé
1. Nguyên nhân chảy máu mũi
- Nguyên nhân tại chỗ gồm các bệnh lý tại vùng mũi xoang, họng mũi
  + Viêm nhiễm: viêm mũi xoang, viêm mũi cấp, viêm mũi họng, viêm vòm
  + Chấn thương hàm mặt là nguyên nhân thường gặp nhất: gãy theo kiểu Lerfort 1,2,3...
  + Khối u ở mũi xoang, họng mũi: u lành (u xơ vòm, u mạch máu, loạn sản sợi xương...), u ác (carcinoma tế bào gai, ung thư vòm....)
  +Dị dạng vùng mũi xoang: vẹo vách ngăn, mào vách ngăn, gai vách ngăn
  + Dị vật mũi: thường gặp ở trẻ em
- Nguyên nhân toàn thân: THA, rối loạn đông máu, đông máu nội mạch lan toản, sốc nhiễm trùng nhiễm độc, suy đa cơ quan
- Nguyên nhân di truyền

2. Hệ thống mạch máu cung cấp cho mũi
- Động mạch cảnh trong --> động mạch mắt --> động mạch sàng trước và động mạch sàng sau
- Động mạch cảnh ngoài: nhánh tận là động mạch hàm, động mạch mặt
-----> động mạch mặt --> động mạch mũi
-----> động mạch hàm --> động mạch khẩu cái xuống, động mạch hầu, động mạch mũi sau, động mạch bướm khẩu cái

3. Phân độ lâm sàng chảy máu mũi:
- Nhẹ: thường chảy ở điểm mạch phía trước,máu đỏ tươi chảy từng giọt ra ngoài, không có triệu chứng tiền sốc hoặc sốc
- Vừa: máu đỏ tươi, chảy tràn ra ngoài cửa mũi thành từng dòng hoặc chảy xuống họng phải nhổ ra từng bụm, không có triệu chứng tiền sốc hoặc sốc
- Nặng: máu chảy nhiều ảnh hưởng đến tri giác và các dấu hiệu sinh tồn, có triệu chứng tiền sốc hoặc sốc

4. Các phương pháp cầm máu mũi:
- Bước 1: cho bn ngồi thẳng, hơi cúi người ra trước, miệng há, bn dùng tay thuận bóp 2 cánh mũi đè vào vách ngăn 2 bên trong khoảng 7 - 10 phút.
- Bước 2: Nhét mèche hoặc merocel mũi trước. Thời gian để mèche là 24 giờ.
- Bước 3: Nhét méche hoặc đặt sonde Foley mũi sau
- Bước 4: Chụp DSI gây thuyên tắc mạch hoặc phẫu thuật thắt, đốt động mạch (động mạch cảnh ngoài, động mạch hàm, động mạch sàng trước...) để cầm máu
- Chảy máu mũi nhẹ chọn bước 1
- Chảy máu mũi trung bình chọn bước 2
- Chảy máu mũi nặng làm ngay bước 3
Nếu thực hiện bước đầu ko hiệu quả thì chuyển sang các bước kế tiếp

5. Nguyên nhân nghe kém ở trẻ nhỏ: gồm 3 nhóm nguyên nhân
- Nhóm tổn thương có trước lúc sinh: nhiễm trùng bào thai, di truyền do rối loạn nhiễm sắc thể
- Nhóm tổn thương trong khi sinh: do thiếu oxy, suy hô hấp, sinh non, vàng da nhân (ứ đọng bilirubin trong nhân dây VIII)
- Nhóm tổn thương sau khi sinh: viêm tai giữa thanh dịch, viêm não, viêm màng não, chấn thương xương thái dương, chấn thương âm thanh, sử dụng thuốc độc tai (kháng sinh...)

6. Các biện pháp phát hiện nghe kém ở trẻ nhỏ
- Hỏi để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ ở trên như: mẹ khi mang thai có tiêm ngừa đầy đủ ko? ( đặc biệt là sởi, quai bị, rubella), có sốt, có ra ra dịch âm đạo hôi ko? ba mẹ, anh chị em, ông bà, anh chị em của ba mẹ có nghe bình thường ko? mẹ mang thai có dùng thuốc gì gây độc tai ko? mẹ mang thai nhiêu tuần? sinh ra trẻ bao nhiêu kg? sinh ra trẻ nằm với mẹ hay nằm lồng ấp? khi sinh ra trẻ có vàng da ko? vàng da kéo dài bao lâu?
sau khi sinh đến giờ trẻ có bị các bệnh như viêm tai giữa thanh dịch, viêm não, viêm màng não, chấn thương, sử dụng thuốc độc tai hay ko?
- Cảnh giác khi trẻ có các dấu hiệu sau
+ Trẻ sơ sinh: trẻ ko bị giật mình, không có phản xạ ốc tai - mi mắt khi có tiếng động mạnh
+ Trẻ 6 - 18 tháng tuổi: khi có tiếng động lớn, đột ngột, trẻ ko có các phản xạ ốc tai - mí mắt (xuất hiện chớp mắt), phản xạ ốc tai - cử động (xuất hiện co tay chân, ưỡn mình), phản xạ định hướng (quay đầu theo hướng có tiếng động)
+ Trẻ lớn hơn sẽ có các dấu hiệu như trẻ sẽ học nói muộn hơn, dửng dửng trước mọi âm thanh, ngơ ngác khi nói chuyện. Trẻ đi học sẽ học chậm, học kém hơn các bạn

Nhóm 1: thi câu 3, 5
Nhóm 2: thi câu 3, 1
Thư Trang
Thư Trang
Admin

Tổng số bài gửi : 368
Reputation : 0
Join date : 27/09/2015
Age : 41
Đến từ : Tp.HCM

https://ltyhct13.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết