Lớp Liên thông Y học cổ truyền khóa 2013-2017 - Đại học Y dược Tp.HCM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

THUỐC TRỊ NẤM MIỆNG (ĐẸN) CHO BÉ

Go down

THUỐC TRỊ NẤM MIỆNG (ĐẸN) CHO BÉ Empty THUỐC TRỊ NẤM MIỆNG (ĐẸN) CHO BÉ

Bài gửi by Thư Trang 22/10/2015, 22:06


Nấm miệng (lưỡi) hay còn được gọi là đẹn do nấm Candida Albicans gây nên thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi dưới 6 tháng tuổi. Trẻ bị nấm miệng thường có biểu hiện bú ít, kém ăn, quấy khóc, quan sát thấy những mảng trắng như cặn sữa trong miệng và trên miệng, trên nền niêm mạc miệng có thể bị viêm đỏ.

1. Thuốc điều trị đặc hiệu:
Mycostatin (Nystatin) 500.000 đv: rơ miệng 100.000 đv/lần x 2-4 lần/ngày, trong 7 ngày hoặc ít nhất 48 giờ sau khi hết triệu chứng.
Hoặc Miconazole 2% gel, rơ miệng 1/4 muỗng cà phê/lần x 2- 4 lần/ngày x 7 ngày

2. Hướng dẫn rơ thuốc:
Khi bôi thuốc vào miệng lưu ý làm sạch miệng bé, không nên cho bé bú hay ăn uống trong vòng 15-20 phút trước và sau khi rơ miệng.
Rửa tay thật sạch trước khi rơ miệng cho bé (rửa tay sạch khi tiếp xúc với bé mọi lúc do hệ miễn dịch của bé chưa hoàn chỉnh, vi khuẩn dễ xâm nhập).
Lấy miếng gạc rơ miệng quấn quanh ngón tay, nhúng trong nước chín để nguội sẽ làm mềm miếng gạc rơ miệng, tránh ma sát làm đau bé khi rơ miệng.
Dùng miếng gạc thấm thuốc chống nấm Nystatin hay Miconazole với lượng vừa đủ.
Nếu nấm miệng nhiều nơi rơ phía trong hai bên má trước, vùng khẩu cái trên miệng và miệng rơ sau cùng, rơ từ ngoài vào trong để giảm kích thích gây nôn ói, bé ít khó chịu hơn.
Đồng thời, lưu ý phòng ngừa nhiễm nấm cho trẻ bằng cách tăng cường dinh dưỡng và vệ sinh đúng cách khi chăm sóc bé:
Sau khi cho bé bú, dùng gạc thấm nước muối rơ miệng cho bé; trẻ lớn hơn vệ sinh răng miệng bằng bàn chải dành riêng cho bé.
Vệ sinh vú mẹ bằng nước ấm trước và sau khi cho bé bú.
Rửa sạch đồ chơi của bé ngăn ngừa tái nhiễm.

3. Những lưu ý quan trọng:
Cần phân biệt nấm miệng với đốm sữa đóng, đốm sữa đóng dễ dàng lau sạch, nhiễm nấm miệng không được cố lau hay làm bong tróc mảng trắng, sẽ làm đau bé, để lại vết đỏ có thể chảy máu, nhiễm trùng.
Ngoài ra, bệnh cũng dễ nhầm lẫn với bệnh tay chân miệng, là bệnh có thể có các biến chứng nặng nguy hiểm trên thần kinh, tim, phổi...bệnh gây vết lở, loét miệng, hồng ban mụn nước ở lòng bàn chân, bàn tay, gối, mông, sốt, đau họng. Khi dùng thuốc ngậm hỗn dịch kháng acid để điều trị có thể dính trên miệng, vùng trong ổ miệng bé tạo nên các đốm trắng.
Vì vậy, khi thấy các dấu hiệu trên nên đến bệnh viện khám để bác sĩ chuẩn đoán và điều trị đúng bệnh cho bé. Nếu bé bị nhiễm nấm miệng kéo dài hơn 7 ngày hoặc tái phát cần tái khám để tìm hiểu yếu tố thúc đẩy. Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có ý kiến bác sĩ.
Ds.Lữ Ngọc Thuyền – khoa Dược
(www.nhidong.org.)
Thư Trang
Thư Trang
Admin

Tổng số bài gửi : 368
Reputation : 0
Join date : 27/09/2015
Age : 41
Đến từ : Tp.HCM

https://ltyhct13.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết